Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh – Tài liệu text

Bởi tronbokienthuc

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.18 KB, 69 trang )

70

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LA THỊ THÙY

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TẠI XÃ SƠN PHÚ, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên, năm 2014

63
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Đây
là thời gian để củng cố và hệ thống lại kiến thức trong suốt quá trình học tập
của mình đồng thời tiếp xúc với thực tế và làm quen với công việc sau này
của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Môi trường em
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại
xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Ngọc Nông là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy
cô trong khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ
em trong những năm vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Sơn Phú,
nhân dân trong xã đã cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để em
hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia
đình, bạn bè đã quan tâm động viên em trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình
độ còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

La Thị Thùy

66
MỤC LỤC
trang
PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

1.2.1. Mục đích của đề tài 2

1.2.2. Yêu cầu 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2

PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.1.1. Cơ sở lý luận 3

2.1.2. Cơ sở pháp lý 5

2.2. Cơ sở thực tiễn 7

2.2.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới. 7

2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam 10

2.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 15

PHẦN 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19

3.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 19

3.2. Nội dung nghiên cứu 19

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội xã Sơn Phú 19

3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú 19

3.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương 20

3.3. Phương pháp nghiên cứu 20

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin thứ cấp 20

3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 20

3.3.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu 22

67
3.3.4. Phương pháp, điều tra phỏng vấn người dân 22

3.3.5. Phương pháp khảo sát thực địa 22

3.3.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 22

PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội xã Sơn Phú 23

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23

4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 26

4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Sơn Phú 33

4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của xã Sơn Phú 33

4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường rác thải rắn 37

4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại xã Sơn Phú 39

4.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại xã Sơn Phú 40

4.2.5. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Sơn Phú 41

4.2.6. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật 45

4.2.7. Đánh giá nhận thức của người dân xã Sơn Phú về công tác Bảo vệ môi
trường 49

4.2.8. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường xã Sơn Phú 51

4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương 52

PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1. Kết luận 55

5.2. Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

1. Tiếng việt 57

2. Tiếng anh 58

68
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng 11

Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn 14

Bảng 3.1: Lấy mẫu nước giếng tại một số hộ dân trên địa bàn xã Sơn Phú 20

Bảng 3.2: Lấy mẫu nước suối ở một số vị trí thuộc địa bàn xã Sơn Phú 21

Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2013 24

Bảng 4.2: Tình hình dân số của xã Sơn Phú, huyện Định Hóa 27

tỉnh Thái Nguyên năm 2013 27

Bảng 4.3: Cơ cấu lao động của xã Sơn Phú năm 2013 28

Bảng 4.4: Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã Sơn Phú 33

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng) trên địa bàn xã
Sơn Phú 34

Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước mặt (nước suối) trên địa bàn xã Sơn Phú 35

Bảng 4.7: Tỉ lệ hộ gia đình có các loại cống thải 36

Bảng 4.8: Các hình thức đổ rác của các hộ gia đình 37

Bảng 4.9: Các hình thức xử lý rác thải rắn của các hộ gia đình 38

Bảng 4.10: Hình thức canh tác đất chủ yếu của các hộ gia đình trong xã 40

Bảng 4.11: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Sơn Phú 41

Bảng 4.12: Các kiểu chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình 42

Bảng 4.13: Địa điểm đặt chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh 43

tại các hộ gia đình 43

Bảng 4.14: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại của các hộ
gia đình 44

Bảng 4.15: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng 45

Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Sơn Phú 47

Bảng 4.17: Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã Sơn Phú 48

Bảng 4.18: Ý kiến của người dân để cải thiện điều kiện môi trường 50

Bảng 4.19: Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường tại xã Sơn Phú 51

69
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Các loại cống thải hộ gia đình sử dụng 36

Hình 4.2: Các hình thức xử lý rác thải rắn của các hộ gia đình 39

Hình 4.3: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Sơn Phú 42

Hình 4.4: Địa điểm đặt chuồng trại và nhà vệ sinh tại các hộ gia đình 43

Hình 4.5: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại của các hộ
gia đình 45

Hình 4.6: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng 46

Hình 4.7: Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Sơn Phú 47

Hình 4.8: Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã 48

Hình 4.9: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường 50

65
DANH MỤC VIẾT TẮT

BNN

Bộ Nông nghiệp

BTNMT

Bộ Tài nguyên & Môi trường

BXD

Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

BVTV Bảo vệ thực vật
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Nồng độ oxy hòa tan trong nước
NĐ-CP Nghị định-Chính phủ
FAO Tổ chức Lương thực thế giới
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
UNICEF Qũy Nhi đồng liên hợp quốc
VSMT Vệ sinh môi trường
VSV Vi sinh vật

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam được biết đến là vùng đất có cảnh quan thiên
nhiên phong phú, đa dạng, giàu giá trị văn hóa và trong lành về môi trường.
Tuy nhiên hiện tại thì môi trường nông thôn Việt Nam đang chịu sự tác động
mạnh mẽ của quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang
diễn ra ở nước ta. Chất lượng môi trường nông thôn đang có chiều hướng suy
giảm mạnh mẽ.
Vấn đề ô nhiễm ở các khu công nghiệp, khu đô thị… là những vấn đề
nan giải, song tình trạng suy giảm chất lượng môi trường nông thôn cũng cần
phải chú trọng và cần được báo động. Do việc xử lý các chất thải, lạm dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…làm cho môi trường đất, nước, không khí bị
ô nhiễm. Nhiều nơi đã trở thành nỗi bức súc của người dân và cũng là vấn đề
cần quan tâm của tất cả chúng ta.
Ngày nay nông thôn đang có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội,
ở các vùng nông thôn hầu hết đã có đủ điện, đường, trường, trạm, chỉ còn một
số nơi vùng núi cao còn gặp nhiều khó khăn. Nước ta xuất thân từ nông
nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm
việc tại khu vực nông thôn, với hơn 43 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất
này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, nên các
vùng nông thôn ở nước ta có những đặc thù riêng và chất lượng môi trường
cũng có những biến đổi khác nhau. Định Hóa là một huyện miền núi phía tây
bắc tỉnh Thái Nguyên, kinh tế cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đang
trên đà phát triển cả về kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân trong
huyện. Sơn Phú là một trong các xã thuộc huyện Định Hóa đang xây dựng các
chương trình phát triển kinh tế, đảm bảo tiến độ xã hội và đang thực hiện
chương trình nông thôn mới. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Sơn Phú là
1827,43 ha với dân số là 5225 người. Cơ cấu phát triển kinh tế của xã công
nghiệp -TTCN mới chiếm 9%, thương mại – dịch vụ chiếm 19%, trong khi đó

2
nông nghiệp chiếm 72% với chủ yếu là trồng lúa và trồng chè [12]. Hiện nay,
thì xã Sơn Phú đang đầu tư vào phát triển làng nghề chè truyền thống Phú
Hội. Cùng với sự phát triển đó thì môi trường trên địa bàn xã đang có dấu
hiệu suy giảm, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững cả kinh tế và môi
trường. Trước tình hình đó đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để đảm bảo hài hòa
giữa lợi ích kinh tế – xã hội và bền vững về môi trường?
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã
Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
– Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
– Từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
– Phản ánh đúng hiện trạng môi trường tại địa phương nghiên cứu.
– Đảm bảo thu thập số liệu được phải trung thực, chính xác.
– Các giải pháp đưa ra phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
– Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học trong thực tiễn.
– Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công
tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
– Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
– Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn tại xã

Sơn Phú nói riêng và các vùng nông thôn vùng núi phía Bắc nói chung.

3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 thì:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Chức năng của môi trường [5]:
– Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
– Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
– Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
– Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
– Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường nông thôn
– Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với cộng đồng dân cư chủ yếu làm
nông nghiệp (Nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng
kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng
hóa thấp và thu nhập mức sống của người dân nông thôn thấp hơn đô thị [1].
– Môi trường nông thôn thực chất là liên quan đến các khía cạnh sinh
thái nông nghiệp và phát triển nông thôn. Liên quan đến khía cạnh sinh thái
nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp là các vấn đề: Các điều
kiện sinh thái đồng ruộng, khả năng cấp nước, nguồn gen trong nông nghiệp,
điều kiện canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Còn liên quan đến

khía cạnh phát triển nông thôn là các vấn đề: Chất lượng cuộc sống nông
dân, dân trí và giáo dục, vệ sinh nông thôn, bệnh dịch, cơ sở hạ tầng và các
vấn đề xã hội khác.

4
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005 thì: Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm môi trường nước
Theo khoản 14 điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012: Ô nhiễm
nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước không
phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp và
những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý các chất
cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các
chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất [13].
Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất
định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban
đầu trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp [13].
+ Ô nhiễm môi trường không khí
Theo TCVN 5966 -1995, sự ô nhiễm không khí được định nghĩa là: “Sự có
mặt của các chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các
quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng xẽ ảnh hưởng
đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe và lợi ích của con người và môi trường”.
+ Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra

không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác
nhau được tổng hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai trò
riêng trong việc gây tiếng ồn, nó khác nhau với những người khác nhau, ở
những chỗ khác nhau và trong thời điểm không giống nhau [13].
Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất
lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao gồm

5
đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà [13].
Theo khoản 7 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường thì: Suy thoái môi trường
là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam 2005: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong
chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản
lý và bảo vệ môi trường.
Các khái niệm chất thải rắn [7]:
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
– Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
– Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói, lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
– Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển
đến cơ sở xử lý.
– Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên trở chất thải rắn từ nơi

phát sinh, thu gom, lưu trữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
– Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích.
– Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
– Căn cứ vào Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa 11 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có
hiệu lực thi hành ngày 1/7/2006.

6
– Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc
hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
– Căn cứ vào Nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo
vệ Môi trường.
– Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
– Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
– Căn cứ Quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây dựng định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường – Công tác thu
gom vận chuyển, xử lí rác.
– Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc áp dụng TCVN về môi trường.
– Quy định số 367-BVTV/QĐ về sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
– Chỉ thị số 36/2008/CT – BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
– Căn cứ vào QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ăn uống.
– Căn cứ vào QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt.
– Căn cứ vào QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng môi trường nước mặt.
– Căn cứ vào QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt.
– Căn cứ vào QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
– Căn cứ vào TCVN 5966-1995 Chất lượng không khí-Những vấn đề
chung-Thuật ngữ.

7
– Căn cứ vào TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991)-Chất lượng nước-
Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
– Căn cứ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-2:1991)-Chất lượng nước-Lấy
mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
– Căn cứ TCVN 5996-1995, Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn
lấy mẫu ở sông và suối.
– Căn cứ TCVN 6000 – 1995, Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn
lấy mẫu nước ngầm.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới.
Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề nan giải riêng của Việt Nam
mà còn là vấn đề chung của thế giới. Hằng năm trên thế giới phải chịu nhiều
thiệt hại về người và tài chính do ô nhiễm môi trường gây nên. Nguyên nhân chủ
yếu là do nhận thức của người dân về môi trường chưa cao cùng với sự gia tăng
dân số, quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội…Ô nhiễm môi trường

không chỉ xảy ra ở thành thị mà còn ở những vùng nông thôn. Nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường ở thành thị chủ yếu là do lượng chất thải phát sinh lớn nên
không xử lý kịp hoặc chưa có biện pháp xử lý. Còn ở nông thôn thì chất thải
không được thu gom mà vứt bừa bãi gây mất vệ sinh chung và vấn đề sử dụng
phân bón, thuốc BVTV cũng gây ảnh hưởng rất lớn.
Theo Lê Thạc Cán (1995) [3], Trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ
XX, tình hình môi trường trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả các nhân
tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên có những đặc điểm sau:
– Tăng trưởng dân số nhanh:
Dân số thế giới đã lên tới 6,7 tỉ người, trên thế giới bình quân mỗi giây
có 3 trẻ em ra đời, mỗi ngày nhân loại sản sinh ra 30 vạn trẻ em. Với tốc độ
sinh đẻ này thì đến năm 2120 dân số thế giới sẽ vượt quá 15 tỉ người, lúc đó
mọi nơi trên thế giới đều lâm vào cảnh đất chật người đông. Dân số càng cao,
sức ép về lương thực, thực phẩm, năng lượng, môi trường, tài nguyên cũng
ngày càng lớn. Theo dự báo thì đến năm 2050 thì dân số thế giới xẽ tăng lên
9,1 tỷ người.

8
– Suy giảm tài nguyên đất:
Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với sự gia tăng dân số và suy
giảm tài nguyên đất. Nguyên nhân gây ra sự tổn thất và suy thoái đất rất đa
dạng, trước hết phải kể đến là sự mất rừng hoặc khai thác rừng đến cạn kiệt
(gây sói mòn, làm đá ong hóa, làm mất nước, sạt lở…) đã góp tới 37%, chăn
thả quá mức 34%, hoạt động nông nghiệp 28% và hoạt động công nghiệp 1%.
– Đô thị hoá mạnh mẽ:
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên toàn Thế
giới, với tốc độ là 3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 – 5% khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương. Dự báo đến năm 2020, tại các nước đang phát triển trong
khu vực 50% dân số sống ở các đô thị và tại các nước phát triển tỉ lệ là 75%.
– Hình thành các siêu đô thị:

Xu thế đô thị hoá này sẽ dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay
trên Thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với số dân trên 10 triệu người.
Sự hình thành các siêu đô thị tại tất cả các nước đều gây nên những khó
khăn và phức tạp về chất lượng môi trường sống như: Ô nhiễm do công
nghiệp, giao thông vận tải, tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, xử lí rác thải và
các vấn đề xã hội. Tại các nước đang phát triển, những vấn đề môi trường lại
càng trở nên phức tạp như hình thành các nhóm dân cư nghèo phải sống trong
các khu “ổ chuột”, thiếu thốn điều kiện vệ sinh, dịch vụ đời sống vật chất, văn
hoá-xã hội, hoặc nhiều người thất nghiệp, trẻ em lang thang, hình thành các
nhóm dân cư ” hè phố” với cuộc sống thiếu thốn không ổn định.
– Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn:
Dân số nông thôn trên thế giới hiện nay đang tăng nhanh với tốc độ là
1%. Tại các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tốc độ là 1-2,5%. Với xu thế
này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng. Một mặt
lực lượng lao động trẻ em sẽ bị thu hút vào đô thị, gây thêm những căng thẳng
về chất lượng môi trường. Mặt khác tại nông thôn do thiếu lực lượng lao động
trẻ, khoẻ, công tác phục hồi suy thoái sẽ ngày càng khó khăn.
Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư một
cách vô tổ chức lên các đô thị.

9
– Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên
thiên nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, nếu
không được quản lí tốt thì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy
thoái môi trường.
Sự phân phối thu nhập trong khu vực phân bố không đều. Điều này tạo
áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên thiên nhiên. Do những người nghèo khổ,
không vốn, không phương tiện chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai thác
cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ.

– Nhu cầu về lương thực tăng nhanh:
Do việc tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã làm tăng nhu
cầu về lương thực và thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng về thịt và sữa.
Hiện nay nhu cầu về thực phẩm đang chuyển từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển. Những sự thay đổi về nhu cầu lương thực của thế giới
sẽ tạo nên sự khó khăn về sản xuất thực phẩm, gây ra những bất lợi về an ninh
lương thực và ô nhiễm môi trường.
– Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kì suy giảm:
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương thực thế giới (FAO) về
triển vọng mùa vụ và tình hình lương thực cho thấy, sản lượng lương thực
toàn cầu năm 2009 dự kiến sẽ giảm so với năm 2008. Nguyên nhân do thời
tiết bất lợi làm sản lượng lương thực giảm tại hầu hết các nước sản xuất lương
thực lớn trên thế giới. Tại các nước thu nhập thấp và bị thiếu hụt về lương
thực, dự đoán sản lượng lương thực năm 2009 sẽ thấp hơn năm 2008. Mặt
khác, theo FAO giá cả lương thực, thực phẩm tại một số nước phát triển vẫn ở
mức khá cao, làm giảm khả năng tiếp cận lương thực thực phẩm của nhóm
dân số thu nhập thấp. Khủng hoảng lương thực hiện vẫn đang tiếp diễn ở 32
nước trên thế giới [14].
– Gia tăng sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu:
Nhìn chung, trên toàn thế giới lượng phân bón hoá học và thuốc trừ
sâu, diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi
tăng thêm theo cấp độ số nhân. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi

10
đã và đang có sự gia tăng mạnh mẽ về việc sử dụng thuốc trừ sâu. Trong
những thập kỉ 80, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia,
Pakistan, Philippin, Srilanka, đã gia tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón
hoá học được sử dụng dự kiến sẽ giảm với tốc độ khoảng 4,3% hằng năm.
– Gia tăng sa mạc hoá:
Do con người đã khai hoang đất quá mức khiến ngày càng nhiều khu

vực đối mặt với nguy cơ sa mạc hoá, đặc biệt là thời gian gần đây, với những
biến đổi bất thường của khí hậu, nhiều khu vực gặp hạn hán triền miên khiến
cho tình hình càng thêm trầm trọng. Theo như bản báo cáo về khí hậu toàn
cầu, gần đây hạn hán đã gây ảnh hưởng đến ít nhất 41% diện tích đất, khiến
những vùng đất nhanh chóng bị sa mạc hoá. Từ năm 1990 cho đến nay, những
biến đổi xấu của khí hậu đã gây ảnh hưởng đến diện tích mặt đất từ 15% đến
25%. Nếu như các nước trên thế giới không tìm ra được những phương án
tích cực, đến năm 2025 70% diện tích bề mặt của trái đất của chúng ta sẽ xuất
hiện hiện tượng khô cằn [15].
– Mất rừng
Do nhu cầu dành đất đai cho sản xuất nhiên liệu sinh học ngày một
tăng, đặc biệt ở các nước nhiệt đới, nên trong những năm gần đây nhiều khu
rừng bị tàn phá khiến diện tích rừng trên thế giới đã thu hẹp đáng kể. Việc này
đã gây tổn hại rất lớn cho môi trường và khí hậu toàn cầu [6].
– Rác thải rắn cũng tăng lên:
Rác thải rắn bình quân vào khoảng 0,4-1,5 kg/người/ngày, ngày càng
tăng lên đồng biến với thu nhập quốc dân. Thành phần của rác cũng thay đổi
theo hướng tăng lên của bộ phận rác không thể chế biến thành phân hữu cơ
được. Trong rác thải rắn có cả những chất độc hại như kim loại nặng, nguồn
dịch bệnh nguy hiểm.
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam
Theo kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông
thôn do bộ y tế và UNICCEF thực hiện và công bố ngày 26/03/2008 cho thấy
VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,
11,7% trường học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến

11
xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-
BYT); Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn quá thấp 7,8%
khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1%

UBND xã; 26,4% trường học có sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của
người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn hạn chế, thái độ của người dân
còn rất bàng quang về vấn đề này [8].
Vấn đề nước sạch và môi trường:
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các
vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và
VSMT nông thôn. Nếu chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước
mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước
sạch được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn được cấp
nước sạch nhất còn rất thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng
số liệu sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
STT Vùng
Tỷ lệ người dân nông thôn
được cấp nước sạch (%)
1
Vùng núi phía Bắc 15
2
Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên 18
3
Bắc trung Bộ và Duyên hải miền
Trung
35-36
4
Đông Nam Bộ 21
5
Đồng bằng Sông Hồng 33
6
Đồng bằng Sông Cửu Long 39
(Nguồn: Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa (2004), chuyên đề Nông thôn Việt Nam,

trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.)
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy, những người dân ở nông thôn Việt
Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử
dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số
được cấp nước sạch.

12
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe, là
nguyên nhân gây các bệnh như: tả, tiêu chảy, thương hàn, giun sán…Các
bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử
vong nhất là ở trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch,
VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:
+ Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như
phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không kiểm soát được.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm;
thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ Các loại này có đặc điểm là
rất độc đối với mọi sinh vật; Tồn dư lâu dài trong môi trường đất – nước gây
ra ô nhiễm môi trường; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết
tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước.
Điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất
độc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng tăng
không chỉ riêng ở nông thôn mà còn cả ở các thành phố lớn sử dụng nông sản
có nguồn gốc từ nông thôn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV
còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hằng năm khoảng 10% khối lượng
thuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Số này rất đa dạng về chủng loại,
chất lượng không đảm bảo và vẫn được lưu hành trên thị trường. Thứ hai là
việc sử dụng còn tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác,

không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượng
lớn thuốc BVTV còn tồn đọng tại các kho thuốc cũ, đã hết thời hạn sử dụng
còn nằm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước. Hằng năm, nước ta sử dụng
trung bình 15.000 – 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân 1ha gieo
trồng sử dụng đến 0,4 – 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng không hợp lý,
không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng
thuốc BVTV gây nhiều tác hại chính cho người sử dụng thuốc và người tiêu
dùng nông sản, thực phẩm có dư lượng thước BVTV, đồng thời ảnh hưởng
đến môi trường sống.

13
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi Trường, Bộ tài nguyên & Môi
trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh ra khoảng 9.000 tấn chất
thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại
thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng [9].
Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu nhiều bất lợi từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
+ Do tập quán của người dân sử dụng phân chuồng tươi vào canh tác.
Theo Phạm Ngọc Quế (2003), hiện tại số hộ dân ở nước ta chăn nuôi
gia súc gia cầm là rất phát triển nhưng phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả
rông, làm chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lý
hoặc dọn rửa chuồng xả bừa bãi vào các nguồn nước…) đã làm cho môi
trường nông thôn ngày càng ô nhiễm. Ngoài lượng phân, còn có nước tiểu,
thức ăn thừa cũng chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải do
chăn nuôi đưa đến. Rõ ràng nếu lượng phân này không được xử lý tốt chắc
chắn sẽ tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với vệ sinh môi trường [8].
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất
thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có
khoảng 1450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất ở đồng
bằng sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472

làng nghề các loại tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây (nay thuộc Hà
Nội), Thái Bình, Bắc Ninh…Trong đó có các làng nghề có quy mô nhỏ, trình
độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm phần lớn
(trên 70%). Do đó đã và đang nảy sinh ra nhiều vấn đề môi trường nông thôn,
tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ của người dân
sống trong các làng nghề [4].Ô nhiễm không khí: Hầu hết nhiên liệu sử dụng
trong các làng nghề là than. Do đó lượng bụi và các lượng khí như CO, CO
2
,
SO
2
và NO
2
thải ra trong quá trình sản xuất ở các làng nghề khá cao.
Ô nhiễm môi trường đất: Chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế
kim loại.
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày thải
ra 40 – 50 kg chất thải. Việc thu gom rác còn thô sơ bằng các xe kéo nên mới

14
thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại
các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý.
Chủ yếu tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây những gánh nặng cho công tác
bảo vệ môi trường.[4]
Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn
Các loại chất
Thải rắn
Toàn quốc
Nông
thôn

Đô thị
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
hoạt(tấn/năm)
12.800.000 6.400.000 6.400.000

Chất thải nguy hại từ nông
nghiệp(tấn/năm)
128.400 125.000 2.400
Chất thải nguy hại từ công
nghiệp(tấn/năm)
2.510.000 1.740.000 770.000
Chất thải y tế lây nhiễm(tấn/năm) 21.000 – –
Tỷ lệ thu gom trung bình theo đầu
người(kg/người/ngày)
– 71 20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung
bình theo đầu người(kg/người/ngày)
– 0,8 0,3
(Nguồn: Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004-Chất thải rắn)[2]
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn
là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp các
Bộ ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có những chính sách huy động sự tham gia
đóng góp của các ngành kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công
trình vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về
pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt
trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Đa số hộ chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu
chuẩn, nhất là vùng núi, vùng bị ngập lụt, vùng ven biển những nơi có mật độ
ngư dân cao. [8]
Hiện trạng về VSMT nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất
lượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm

sâu dưới mặt đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do

15
con người trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp công
nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải
sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư.
Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thì
nguyên nhân cơ bản khác là do nhận thức, ý thức BVMT của người dân sinh
sống ở nông thôn là chưa cao. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải
quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì
việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản
xuất; việc xả nước, rác thải; sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư
các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước,
nhà vệ sinh…), việc tham gia vào công tác vệ sinh môi trường cộng đồng…sẽ
rất hạn chế. [9]
2.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên
Theo “Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-
2015” [10] thì một số nét khái quát về thực trạng các vấn đề môi trường cấp
bách cần ưu tiên giải quyết ở tỉnh Thái Nguyên như sau:
* Các vấn đề về chất thải rắn
– Về chất thải sinh hoạt:
Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trong toàn tỉnh
khoảng 404 tấn/ngày, đã thu gom khoảng 36%.
Ở các huyện còn khá phổ biến tình trạng rác thải sinh hoạt đổ thải bừa
bãi tại các chân cầu, suối, ven đường giao thông và các nơi công cộng. Chất
thải y tế được thu gom và xử lý hợp vệ sinh còn thấp đạt 49%. Ở các bệnh
viện tuyến huyện chủ yếu còn chôn lấp thủ công.
– Về chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại:
Một phần chất thải công nghiệp đã được phân loại để tận thu, tái chế,
xử lý, còn phần lớn chất thải công nghiệp được đổ thải trong các bãi thải của

nhà máy, nhưng hầu hết các bãi thải không được xây dựng, quản lý đảm bảo
vệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu vực, hoặc đổ
thải bừa bãi hoặc được tận dụng để san lập mặt bằng. Chất thải xây dựng chưa

16
được thu gom và quản lý, một phần được tận dụng để san lấp mặt bằng, một
phần đang đổ thải bừa bãi.
Chất thải công nghiệp nguy hại bước đầu đã được các chủ nguồn thải
thu gom, phân loại và quản lý theo quy định, nhưng chưa triệt để, vẫn còn tình
trạng đổ thải và bán chất thải nguy hại không theo quy định.
* Bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn
Ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở các khu vực công nghiệp và đô
thị mà còn ở các vùng nông thôn, khoảng 80% diện tích của tỉnh là khu vực
nông thôn, đồng thời phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản nằm trong hoặc cận kề
khu vực nông thôn. Hơn hơn nữa với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 giá trị
sản xuất trồng trọt đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác; cơ cấu giá trị sản xuất
ngành trồng trọt 33-34%, chăn nuôi chiếm 46-47%, lâm nghiệp 6-7%, thủy
sản 7,5-8%, dịch vụ nông-lâm-thủy sản 6,5-7% và từng bước hình thành các
vùng sản xuất nông-lâm-sản hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến
và tiêu thụ như vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè, vùng rau sạch, vùng lúa
thâm canh…, các vùng sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn tỉnh Thái
Nguyên sẽ tiếp tục bị sức ép từ nước thải của chất thải chăn nuôi và dư lượng
phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
Thực tế, việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp chưa được kiểm soát hữu hiệu đã dẫn đến chất lượng môi trường đất,
nước đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nếu không có giải pháp khắc phục.
Tốc độ đô thị hóa nhanh đang ngày càng thu hẹp diện tích đất nông
nghiệp, tạo sức ép về sản lượng cho ngành nông nghiệp, gia tăng chất thải đô
thị và một số vùng nông thôn phải gánh chịu hậu quả. Hiện nay việc quản lý,

xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn do
còn thiếu các khu xử lý chất thải rắn đáp ứng được tiêu chuẩn xử lý. Số lượng
các bãi rác đạt tiêu chuẩn còn ít, rác thải chủ yếu được đổ lộ thiên và chưa có
biện pháp xử lý nước rỉ rác; nước thải từ các chợ và các rác thải hữu cơ là môi
trường thuận lợi cho việc phát tán các dịch bệnh nguy hiểm. Chăn nuôi, vệ
sinh chuồng trại, vệ sinh hộ gia đình nông thôn chưa có sự quan tâm đúng
mức đến bảo vệ môi trường dẫn đến môi trường nước và không khí bị ảnh

17
hưởng, đặc biệt là chất thải chăn nuôi và mùi xung quanh các chuồng trại
chăn nuôi. Tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí xung quanh vẫn chưa có giải pháp giảm thiểu hiệu quả.
Tình trạng chặt phá rừng đã gây xói mòn, giảm chất lượng đất; xuất
hiện dễ dàng các hiện tượng lũ ống, lũ quét, lụt lội khi có mưa lớn, gây thiệt
hại về kinh tế, suy giảm chất lượng môi trường và tăng nguy cơ lây lan dịch
bệnh. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được quan tâm
nhiều năm nay, nhưng các công trình cung cấp nước nhỏ lẻ do các hộ gia đình
hoặc cụm dân cư tự quản lý khai thác không thuận tiện cho việc giám sát quản
lý chất lượng nước.
Gần đây, số lượng làng nghề có xu hướng gia tăng với nhiều loại hình
sản xuất nhưng phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng lạc hậu, hiệu quả sử
dụng nguyên nhiên liệu thấp, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý
nước thải, khí thải hầu như chưa được quan tâm. Ý thức và nhận thức của
người dân về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế, cần được
nâng cao hơn nữa. Bên cạnh đó, các tác động môi trường do hoạt động khai
thác, chế biến khoáng sản, sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp cũng là các
yếu tố gây áp lực ô nhiễm tới môi trường vùng nông nghiệp nông thôn.
* Bảo vệ đa dạng sinh học
Theo các tài liệu và các dấu tích còn lại, cho thấy phần lớn diện tích đồi
núi của Thái Nguyên trước đây là những thảm rừng dầy, nhưng do nhu cầu

phát triển và việc khai thác không hợp lý, cùng với việc săn bắn, vận chuyển,
buôn bán và sử dụng bất hợp pháp Tài nguyên và đặc biệt là Động Thực vật
Hoang dã, nhiều khu rừng đã bị khai thác kiệt quệ, biến thành nương rẫy hoặc
khai trường, lớp phủ thực vật đã suy giảm cả về diện tích và sinh khối, ảnh
hưởng tới sự đa dạng sinh học, suy thoái môi trường và phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh. Hiện nay diện tích rừng tự nhiên còn lại không nhiều và chủ yếu
là rừng nghèo.
Bên cạnh đó, các yếu tố tác động khác như: chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, khai thác và sử dụng thiếu bền vững tài nguyên sinh học, ô nhiễm
môi trường do các nguồn thải, cháy rừng, thiên tai cũng gây ảnh hưởng và
làm suy giảm tính đa dạng sinh học và phá vỡ cảnh quan,…

18
* Ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu thực sự là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21. Các vấn đề của biến đổi khí hậu phải được giải
quyết mang toàn cầu bằng các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động
để ứng phó với biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, như: điều
chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường
thay đổi, nhằm giảm sự tổn thương đối với dao động và biến đổi khí hậu hiện
hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (như việc sống
chung với lũ); giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bằng các hoạt động giảm sự
phát sinh, phát thải các khí cacbonic, mêtan trong sản xuất và sinh hoạt).
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhà nước ta cũng đã triển khai nhiều
chương trình, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; ban hành
nhiều chủ trương, chỉ thị nghị quyết, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa
phương xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, hiện nay tỉnh Thái Nguyên cũng đang xây dựng “Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh”. Nội dung kế hoạch
sẽ chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm, cũng như trách nhiệm của các cấp, các

ngành trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các vấn đề môi trường cấp bách tại huyện Định Hóa hiện nay:
Các vấn đề môi trường của huyện luôn nằm trong hệ thống động và
luôn biến động theo xu thế phát triển của huyện, gồm các vấn đề sau:
+ Môi trường nông thôn và nông nghiệp: tình hình vệ sinh môi trường
nông thôn (nước sạch, chuồng trại, công trình vệ sinh…), tình hình sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
+ Môi trường tiểu công nghiệp: Vấn đề nước thải, chất thải rắn và chất
thải nguy hại; vấn đề xử lý nước thải và chất thải bệnh viện.
+ Ô nhiễm môi trường, lãnh phí tài nguyên trong việc quản lý, khai
thác các dạng tài nguyên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên đa
dạng sinh học, tài nguyên khoáng sản…
+ Vấn đề bảo tồn và phát triển du lịch tại các khu di tích lịch sử một
cách bền vững.
Khoa : Môi trườngKhoá học : 2010 – 2014G iảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc NôngThái Nguyên, năm 201463L ỜI CẢM ƠNThực tập tốt nghiệp thời hạn rất quan trọng so với mỗi sinh viên. Đâylà thời hạn để củng cố và mạng lưới hệ thống lại kiến thức và kỹ năng trong suốt quy trình học tậpcủa mình đồng thời tiếp xúc với thực tiễn và làm quen với việc làm sau nàycủa mình. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Môi trường emtiến hành triển khai đề tài : “ Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tạixã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ”. Trước hết em xin chân thành cảm ơn của thầy giáo PGS.TS NguyễnNgọc Nông là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quy trình làmkhóa luận tốt nghiệp này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn thâm thúy tới những thầycô trong khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗem trong những năm vừa mới qua. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp sức của cán bộ Ủy Ban Nhân Dân xã Sơn Phú, nhân dân trong xã đã phân phối thông tin, tài liệu tương quan đến đề tài để emhoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này được cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn thâm thúy tới giađình, bè bạn đã chăm sóc động viên em trong suốt thời hạn qua. Trong quy trình thực thi đề tài, mặc dầu đã rất nỗ lực nhưng do trìnhđộ còn hạn chế nên đề tài của em không hề tránh khỏi những thiếu sót. Rấtmong được sự góp phần quan điểm của thầy cô, bè bạn để đề tài của em đượchoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 22 tháng 05 năm 2014S inh viênLa Thị Thùy66MỤC LỤCtrangPHẦN 1 : MỞ ĐẦU 11.1. Tính cấp thiết của đề tài 11.2. Mục đích, nhu yếu của đề tài 21.2.1. Mục đích của đề tài 21.2.2. Yêu cầu 21.3. Ý nghĩa của đề tài 21.3.1. Ý nghĩa trong học tập và điều tra và nghiên cứu khoa học 21.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2PH ẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 32.1. Cơ sở khoa học của đề tài 32.1.1. Cơ sở lý luận 32.1.2. Cơ sở pháp lý 52.2. Cơ sở thực tiễn 72.2.1 Một số đặc thù về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên quốc tế. 72.2.2. Các yếu tố môi trường nông thôn Nước Ta 102.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 15PH ẦN 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 193.1. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu 193.1.1. Đối tượng điều tra và nghiên cứu 193.1.2. Phạm vi nghiên cứu và điều tra 193.1.3. Địa điểm và thời hạn triển khai nghiên cứu và điều tra 193.2. Nội dung điều tra và nghiên cứu 193.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế tài chính – xã hội xã Sơn Phú 193.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú 193.2.3. Đề xuất những giải pháp bảo vệ và quản trị môi trường tại địa phương 203.3. Phương pháp điều tra và nghiên cứu 203.3.1. Phương pháp tích lũy số liệu, tài liệu, thông tin thứ cấp 203.3.2. Phương pháp lấy mẫu và nghiên cứu và phân tích trong phòng thí nghiệm 203.3.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, so sánh 22673.3.4. Phương pháp, tìm hiểu phỏng vấn người dân 223.3.5. Phương pháp khảo sát thực địa 223.3.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 22PH ẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 234.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế tài chính – xã hội xã Sơn Phú 234.1.1. Điều kiện tự nhiên 234.1.2. Điều kiện kinh tế tài chính – xã hội 264.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Sơn Phú 334.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của xã Sơn Phú 334.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường rác thải rắn 374.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại xã Sơn Phú 394.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại xã Sơn Phú 404.2.5. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Sơn Phú 414.2.6. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật 454.2.7. Đánh giá nhận thức của người dân xã Sơn Phú về công tác làm việc Bảo vệ môitrường 494.2.8. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường xã Sơn Phú 514.3. Đề xuất những giải pháp bảo vệ và quản trị môi trường tại địa phương 52PH ẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 555.1. Kết luận 555.2. Kiến nghị 55T ÀI LIỆU THAM KHẢO 571. Tiếng việt 572. Tiếng anh 5868DANH MỤC CÁC BẢNGTrangBảng 2.1 : Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở những vùng 11B ảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn 14B ảng 3.1 : Lấy mẫu nước giếng tại 1 số ít hộ dân trên địa phận xã Sơn Phú 20B ảng 3.2 : Lấy mẫu nước suối ở một số ít vị trí thuộc địa phận xã Sơn Phú 21B ảng 4.1 : Thống kê hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2013 24B ảng 4.2 : Tình hình dân số của xã Sơn Phú, huyện Định Hóa 27 tỉnh Thái Nguyên năm 2013 27B ảng 4.3 : Cơ cấu lao động của xã Sơn Phú năm 2013 28B ảng 4.4 : Nguồn cung ứng nước hoạt động và sinh hoạt cho người dân trong xã Sơn Phú 33B ảng 4.5 : Kết quả nghiên cứu và phân tích chất lượng nước ngầm ( nước giếng ) trên địa phận xãSơn Phú 34B ảng 4.6 : Kết quả nghiên cứu và phân tích mẫu nước mặt ( nước suối ) trên địa phận xã Sơn Phú 35B ảng 4.7 : Tỉ lệ hộ mái ấm gia đình có những loại cống thải 36B ảng 4.8 : Các hình thức đổ rác của những hộ mái ấm gia đình 37B ảng 4.9 : Các hình thức giải quyết và xử lý rác thải rắn của những hộ mái ấm gia đình 38B ảng 4.10 : Hình thức canh tác đất hầu hết của những hộ mái ấm gia đình trong xã 40B ảng 4.11 : Thực trạng Tolet tại xã Sơn Phú 41B ảng 4.12 : Các kiểu chuồng trại chăn nuôi tại những hộ mái ấm gia đình 42B ảng 4.13 : Địa điểm đặt chuồng trại chăn nuôi và Tolet 43 tại những hộ mái ấm gia đình 43B ảng 4.14 : Các nguồn tiếp đón nước thải từ Tolet và chuồng trại của những hộgia đình 44B ảng 4.15 : Những loại phân bón được những hộ mái ấm gia đình sử dụng 45B ảng 4.16 : Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa phận xã Sơn Phú 47B ảng 4.17 : Hình thức giải quyết và xử lý vỏ hộp thuốc BVTV trên địa phận xã Sơn Phú 48B ảng 4.18 : Ý kiến của người dân để cải tổ điều kiện kèm theo môi trường 50B ảng 4.19 : Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường tại xã Sơn Phú 5169DANH MỤC CÁC HÌNHTrangHình 4.1 : Các loại cống thải hộ mái ấm gia đình sử dụng 36H ình 4.2 : Các hình thức giải quyết và xử lý rác thải rắn của những hộ mái ấm gia đình 39H ình 4.3 : Thực trạng Tolet tại xã Sơn Phú 42H ình 4.4 : Địa điểm đặt chuồng trại và Tolet tại những hộ mái ấm gia đình 43H ình 4.5 : Các nguồn đảm nhiệm nước thải từ Tolet và chuồng trại của những hộgia đình 45H ình 4.6 : Những loại phân bón được những hộ mái ấm gia đình sử dụng 46H ình 4.7 : Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa phận xã Sơn Phú 47H ình 4.8 : Hình thức giải quyết và xử lý vỏ hộp thuốc BVTV trên địa phận xã 48H ình 4.9 : Ý kiến về việc cải tổ điều kiện kèm theo vệ sinh môi trường 5065DANH MỤC VIẾT TẮTBNNBộ Nông nghiệpBTNMTBộ Tài nguyên và Môi trườngBXDBộ Xây dựngBYTBộ Y tếBVTV Bảo vệ thực vậtCHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamCOD Nhu cầu oxy hóa họcDO Nồng độ oxy hòa tan trong nướcNĐ-CP Nghị định-Chính phủFAO Tổ chức Lương thực thế giớiQCVN Quy chuẩn Việt NamTCVN Tiêu chuẩn Việt NamTTCN Tiểu thủ công nghiệpUBND Uỷ ban nhân dânUNICEF Qũy Nhi đồng phối hợp quốcVSMT Vệ sinh môi trườngVSV Vi sinh vậtPHẦN 1M Ở ĐẦU1. 1. Tính cấp thiết của đề tàiNông thôn Nước Ta được biết đến là vùng đất có cảnh sắc thiênnhiên đa dạng chủng loại, phong phú, giàu giá trị văn hóa truyền thống và trong lành về môi trường. Tuy nhiên hiện tại thì môi trường nông thôn Nước Ta đang chịu sự tác độngmạnh mẽ của quy trình tăng trưởng kinh tế tài chính, công nghiệp hóa – tân tiến hóa đangdiễn ra ở nước ta. Chất lượng môi trường nông thôn đang có khunh hướng suygiảm can đảm và mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm ở những khu công nghiệp, khu đô thị … là những vấn đềnan giải, tuy nhiên thực trạng suy giảm chất lượng môi trường nông thôn cũng cầnphải chú trọng và cần được báo động. Do việc giải quyết và xử lý những chất thải, lạm dụngphân bón, thuốc bảo vệ thực vật … làm cho môi trường đất, nước, không khí bịô nhiễm. Nhiều nơi đã trở thành nỗi bức súc của người dân và cũng là vấn đềcần chăm sóc của toàn bộ tất cả chúng ta. Ngày nay nông thôn đang có sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ về kinh tế tài chính – xã hội, ở những vùng nông thôn hầu hết đã có đủ điện, đường, trường, trạm, chỉ còn mộtsố nơi vùng núi cao còn gặp nhiều khó khăn vất vả. Nước ta xuất thân từ nôngnghiệp với 75 % dân số và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làmviệc tại khu vực nông thôn, với hơn 43 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuấtnày chiếm vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội. Do đặc thù khác nhau về điều kiện kèm theo tự nhiên – kinh tế tài chính xã hội, nên cácvùng nông thôn ở nước ta có những đặc trưng riêng và chất lượng môi trườngcũng có những biến hóa khác nhau. Định Hóa là một huyện miền núi phía tâybắc tỉnh Thái Nguyên, kinh tế tài chính cũng còn gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng cũng đangtrên đà tăng trưởng cả về kinh tế tài chính và chất lượng đời sống của người dân tronghuyện. Sơn Phú là một trong những xã thuộc huyện Định Hóa đang thiết kế xây dựng cácchương trình tăng trưởng kinh tế tài chính, bảo vệ quy trình tiến độ xã hội và đang thực hiệnchương trình nông thôn mới. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Sơn Phú là1827, 43 ha với dân số là 5225 người. Cơ cấu tăng trưởng kinh tế tài chính của xã côngnghiệp – TTCN mới chiếm 9 %, thương mại – dịch vụ chiếm 19 %, trong khi đónông nghiệp chiếm 72 % với đa phần là trồng lúa và trồng chè [ 12 ]. Hiện nay, thì xã Sơn Phú đang góp vốn đầu tư vào tăng trưởng làng nghề chè truyền thống lịch sử PhúHội. Cùng với sự tăng trưởng đó thì môi trường trên địa phận xã đang có dấuhiệu suy giảm, không bảo vệ cho sự tăng trưởng bền vững và kiên cố cả kinh tế tài chính và môitrường. Trước tình hình đó đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để bảo vệ hài hòagiữa quyền lợi kinh tế tài chính – xã hội và vững chắc về môi trường ? Xuất phát từ yếu tố trên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhàtrường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông lâm TháiNguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông tôi tiếnhành thực thi đề tài : “ Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xãSơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ”. 1.2. Mục đích, nhu yếu của đề tài1. 2.1. Mục đích của đề tài – Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên. – Từ đó yêu cầu những giải pháp bảo vệ và quản trị môi trường tại địa phương. 1.2.2. Yêu cầu – Phản ánh đúng hiện trạng môi trường tại địa phương nghiên cứu và điều tra. – Đảm bảo tích lũy số liệu được phải trung thực, đúng chuẩn. – Các giải pháp đưa ra phải có ý nghĩa thực tiễn và tương thích với địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài1. 3.1. Ý nghĩa trong học tập và điều tra và nghiên cứu khoa học – Vận dụng và phát huy những kiến thức và kỹ năng đã học trong thực tiễn. – Nâng cao kiến thức và kỹ năng, kỹ năng và kiến thức và rút ra kinh nghiệm tay nghề ship hàng cho côngtác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn – Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên. – Đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn tại xãSơn Phú nói riêng và những vùng nông thôn vùng núi phía Bắc nói chung. PHẦN 2T ỔNG QUAN TÀI LIỆU2. 1. Cơ sở khoa học của đề tài2. 1.1. Cơ sở lý luậnTheo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Nước Ta năm 2005 thì : Môi trường gồm có những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất tự tạo có quanhệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có tác động ảnh hưởng tới đời sống, sảnxuất, sự sống sót, tăng trưởng của con người và vạn vật thiên nhiên. Chức năng của môi trường [ 5 ] : – Môi trường là khoảng trống sống của con người và những loài sinh vật. – Môi trường là nơi phân phối nguồn tài nguyên thiết yếu cho đời sốngvà sản xuất của con người. – Môi trường là nơi tiềm ẩn phế thải do con người tạo ra trong hoạtđộng sống và hoạt động giải trí sản xuất. – Chức năng giảm nhẹ những tác động ảnh hưởng có hại của vạn vật thiên nhiên tới con ngườivà sinh vật trên toàn cầu. – Chức năng tàng trữ và phân phối thông tin cho con người. Môi trường nông thôn – Nông thôn là vùng đất đai to lớn với hội đồng dân cư hầu hết làmnông nghiệp ( Nông, lâm, ngư nghiệp ), có tỷ lệ dân cư thấp, cơ sở hạ tầngkém tăng trưởng, có trình độ văn hóa truyền thống, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hànghóa thấp và thu nhập mức sống của người dân nông thôn thấp hơn đô thị [ 1 ]. – Môi trường nông thôn thực ra là tương quan đến những góc nhìn sinhthái nông nghiệp và tăng trưởng nông thôn. Liên quan đến góc nhìn sinh tháinông nghiệp hoặc hoạt động giải trí sản xuất nông nghiệp là những yếu tố : Các điềukiện sinh thái xanh đồng ruộng, năng lực cấp nước, nguồn gen trong nông nghiệp, điều kiện kèm theo canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Còn tương quan đếnkhía cạnh tăng trưởng nông thôn là những yếu tố : Chất lượng đời sống nôngdân, dân trí và giáo dục, vệ sinh nông thôn, bệnh dịch, hạ tầng và cácvấn đề xã hội khác. Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005 thì : Ô nhiễm môitrường là sự đổi khác của những thành phần môi trường không tương thích với tiêuchuẩn môi trường, gây tác động ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. + Ô nhiễm môi trường nướcTheo khoản 14 điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012 : Ô nhiễmnguồn nước là sự biến hóa đặc thù vật lý, đặc thù hóa học của nước khôngphù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật được cho phép, gây ảnh hưởngxấu đến con người và sinh vật. + Ô nhiễm môi trường đấtÔ nhiễm đất là sự biến hóa thành phần, đặc thù của đất gây ra bởinhững tập quán phản vệ sinh của những hoạt động giải trí sản xuất nông nghiệp vànhững phương pháp canh tác khác nhau và do thải bỏ không hài hòa và hợp lý những chấtcặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự ngọt ngào của cácchất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất [ 13 ]. Đất bị suy thoái và khủng hoảng là những loại đất do những nguyên do tác động ảnh hưởng nhấtđịnh theo thời hạn đã và đang mất đi những đặc tính và đặc thù vốn có banđầu trở thành những loại đất mang đặc tính và đặc thù không có lợi cho sinhtrưởng và tăng trưởng của những loại cây cối nông lâm nghiệp [ 13 ]. + Ô nhiễm môi trường không khíTheo TCVN 5966 – 1995, sự ô nhiễm không khí được định nghĩa là : “ Sự cómặt của những chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động giải trí của con người hoặc từ cácquá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời hạn đủ lâu chúng xẽ ảnh hưởngđến sự tự do, thoải mái và dễ chịu, sức khỏe thể chất và quyền lợi của con người và môi trường ”. + Ô nhiễm tiếng ồnTiếng ồn là âm thanh không mong ước hay âm thanh được phát rakhông đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khácnhau được tổng hợp trong sự cân đối dịch chuyển. Mỗi thành phần có vai tròriêng trong việc gây tiếng ồn, nó khác nhau với những người khác nhau, ởnhững chỗ khác nhau và trong thời gian không giống nhau [ 13 ]. Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong ước bao hàm sự bấtlợi làm tác động ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao gồmđất đai, khu công trình kiến thiết xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà [ 13 ]. Theo khoản 7 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường thì : Suy thoái môi trườnglà sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnhhưởng xấu đến con người và sinh vật. Tiêu chuẩn môi trường : Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trườngViệt Nam 2005 : Tiêu chuẩn môi trường là số lượng giới hạn được cho phép những thông số kỹ thuật vềchất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trongchất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền pháp luật làm địa thế căn cứ để quảnlý và bảo vệ môi trường. Các khái niệm chất thải rắn [ 7 ] : Chất thải rắn là hàng loạt những loại tạp chất được con người vô hiệu trongcác hoạt động giải trí kinh tế tài chính – xã hội của mình ( gồm có những hoạt động giải trí sản xuất, cáchoạt động sống và sự duy trì sống sót của hội đồng ). – Chất thải rắn hoạt động và sinh hoạt : Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động và sinh hoạt cánhân, hộ mái ấm gia đình, nơi công cộng. – Thu gom chất thải rắn : Là hoạt động giải trí tập hợp, phân loại, đóng gói, lưugiữ trong thời điểm tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời gian hoặc cơ sởđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý chấp thuận. – Lưu giữ chất thải rắn : Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng chừng thờigian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền đồng ý chấp thuận trước khi vận chuyểnđến cơ sở giải quyết và xử lý. – Vận chuyển chất thải rắn : Là quy trình chuyên trở chất thải rắn từ nơiphát sinh, thu gom, tàng trữ trung chuyển đến nơi giải quyết và xử lý, tái chế, tái sử dụnghoặc bãi chôn lấp sau cuối. – Xử lý chất thải rắn : Là quy trình sử dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến, kỹthuật làm giảm, vô hiệu tiêu hủy những thành phần có hại hoặc không có ích. – Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh : Là hoạt động giải trí chôn lấp tương thích vớicác nhu yếu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 2.1.2. Cơ sở pháp lý – Căn cứ vào Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nướcCHXHCN Nước Ta khóa 11 kỳ họp thứ 8 trải qua ngày 29/11/2005 và cóhiệu lực thi hành ngày 1/7/2006. – Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước số 17/2012 / QH13 đã được Quốchội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 trải qua ngày 21/6/2012. – Căn cứ vào Nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 củaChính phủ lao lý cụ thể và hướng dẫn thi hành một số ít điều Luật Bảovệ Môi trường. – Nghị định 59/2007 / NĐ-CP ngày 9/4/2007 của nhà nước về quản lýchất thải rắn. – Quyết định số 08/2005 / QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tếvề việc phát hành Tiêu chuẩn ngành : Tiêu chuẩn vệ sinh so với những loại nhà tiêu. – Căn cứ Quyết định số 17/2001 / QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của BộXây dựng định mức dự trù chuyên ngành vệ sinh môi trường – Công tác thugom luân chuyển, xử lí rác. – Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc vận dụng TCVN về môi trường. – Quy định số 367 – BVTV / QĐ về sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vậtsử dụng ở Nước Ta do Cục Bảo vệ thực vật phát hành. – Chỉ thị số 36/2008 / CT – BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn về tăng cường những hoạt động giải trí bảo vệ môi trường trongNông nghiệp và Phát triển Nông thôn. – Căn cứ vào QCVN 01 : 2009 / BYT : Quy chuẩn kỹ thuật vương quốc vềchất lượng nước siêu thị nhà hàng. – Căn cứ vào QCVN 02 : 2009 / BYT : Quy chuẩn kỹ thuật vương quốc vềchất lượng nước hoạt động và sinh hoạt. – Căn cứ vào QCVN 08 : 2008 / BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật vương quốc vềchất lượng môi trường nước mặt. – Căn cứ vào QCVN 14 : 2008 / BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật vương quốc vềnước thải hoạt động và sinh hoạt. – Căn cứ vào QCVN 15 : 2008 / BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật vương quốc vềdư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. – Căn cứ vào TCVN 5966 – 1995 Chất lượng không khí-Những vấn đềchung-Thuật ngữ. – Căn cứ vào TCVN 5992 : 1995 ( ISO 5667 – 2 : 1991 ) – Chất lượng nước-Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. – Căn cứ TCVN 5993 : 1995 ( ISO 5667 – 2 : 1991 ) – Chất lượng nước-Lấymẫu. Hướng dẫn dữ gìn và bảo vệ và giải quyết và xử lý mẫu. – Căn cứ TCVN 5996 – 1995, Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫnlấy mẫu ở sông và suối. – Căn cứ TCVN 6000 – 1995, Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫnlấy mẫu nước ngầm. 2.2. Cơ sở thực tiễn2. 2.1 Một số đặc thù về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên quốc tế. Ô nhiễm môi trường không chỉ là yếu tố nan giải riêng của Việt Nammà còn là yếu tố chung của quốc tế. Hằng năm trên quốc tế phải chịu nhiềuthiệt hại về người và kinh tế tài chính do ô nhiễm môi trường gây nên. Nguyên nhân chủyếu là do nhận thức của người dân về môi trường chưa cao cùng với sự gia tăngdân số, quy trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội … Ô nhiễm môi trườngkhông chỉ xảy ra ở thành thị mà còn ở những vùng nông thôn. Nguyên nhân gâyô nhiễm môi trường ở thành thị đa phần là do lượng chất thải phát sinh lớn nênkhông giải quyết và xử lý kịp hoặc chưa có giải pháp giải quyết và xử lý. Còn ở nông thôn thì chất thảikhông được thu gom mà vứt bừa bãi gây mất vệ sinh chung và yếu tố sử dụngphân bón, thuốc BVTV cũng gây ảnh hưởng tác động rất lớn. Theo Lê Thạc Cán ( 1995 ) [ 3 ], Trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉXX, tình hình môi trường trên quốc tế hiểu theo nghĩa rộng là gồm có cả những nhântố về chất lượng môi trường và tài nguyên vạn vật thiên nhiên có những đặc thù sau : – Tăng trưởng dân số nhanh : Dân số quốc tế đã lên tới 6,7 tỉ người, trên quốc tế trung bình mỗi giâycó 3 trẻ nhỏ sinh ra, mỗi ngày trái đất sản sinh ra 30 vạn trẻ nhỏ. Với tốc độsinh đẻ này thì đến năm 2120 dân số quốc tế sẽ vượt quá 15 tỉ người, lúc đómọi nơi trên quốc tế đều lâm vào cảnh đất chật người đông. Dân số càng cao, sức ép về lương thực, thực phẩm, nguồn năng lượng, môi trường, tài nguyên cũngngày càng lớn. Theo dự báo thì đến năm 2050 thì dân số quốc tế xẽ tăng lên9, 1 tỷ người. – Suy giảm tài nguyên đất : Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với sự ngày càng tăng dân số và suygiảm tài nguyên đất. Nguyên nhân gây ra sự tổn thất và suy thoái và khủng hoảng đất rất đadạng, trước hết phải kể đến là sự mất rừng hoặc khai thác rừng đến hết sạch ( gây sói mòn, làm đá ong hóa, làm mất nước, sụt lún … ) đã góp tới 37 %, chănthả quá mức 34 %, hoạt động giải trí nông nghiệp 28 % và hoạt động giải trí công nghiệp 1 %. – Đô thị hoá can đảm và mạnh mẽ : Quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh gọn trên toàn Thếgiới, với vận tốc là 3 % hàng năm cho toàn quốc tế và 3 – 5 % khu vực ChâuÁ-Thái Tỉnh Bình Dương. Dự báo đến năm 2020, tại những nước đang tăng trưởng trongkhu vực 50 % dân số sống ở những đô thị và tại những nước tăng trưởng tỉ lệ là 75 %. – Hình thành những siêu đô thị : Xu thế đô thị hoá này sẽ dẫn đến sự hình thành những siêu đô thị, hiện naytrên Thế giới đã có khoảng chừng 20 siêu đô thị với số dân trên 10 triệu người. Sự hình thành những siêu đô thị tại tổng thể những nước đều gây nên những khókhăn và phức tạp về chất lượng môi trường sống như : Ô nhiễm do côngnghiệp, giao thông vận tải vận tải đường bộ, tiêu tốn nhiều vật tư nguồn năng lượng, xử lí rác thải vàcác yếu tố xã hội. Tại những nước đang tăng trưởng, những yếu tố môi trường lạicàng trở nên phức tạp như hình thành những nhóm dân cư nghèo phải sống trongcác khu ” ổ chuột “, thiếu thốn điều kiện kèm theo vệ sinh, dịch vụ đời sống vật chất, vănhoá-xã hội, hoặc nhiều người thất nghiệp, trẻ nhỏ long dong, hình thành cácnhóm dân cư ” hè phố ” với đời sống thiếu thốn không không thay đổi. – Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn : Dân số nông thôn trên quốc tế lúc bấy giờ đang tăng nhanh với vận tốc là1 %. Tại những khu vực Châu Á-Thái Tỉnh Bình Dương vận tốc là 1-2, 5 %. Với xu thếnày sự phân bổ dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân đối. Một mặtlực lượng lao động trẻ nhỏ sẽ bị lôi cuốn vào đô thị, gây thêm những căng thẳngvề chất lượng môi trường. Mặt khác tại nông thôn do thiếu lực lượng lao độngtrẻ, khoẻ, công tác làm việc phục sinh suy thoái và khủng hoảng sẽ ngày càng khó khăn vất vả. Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư mộtcách vô tổ chức triển khai lên những đô thị. – Tăng trưởng kinh tế tài chính và phân phối thu nhập không đều : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tài chính cao kéo theo nhu yếu lớn về tài nguyênthiên nhiên, nhân lực, hạ tầng, thôi thúc quy trình đô thị hoá, nếukhông được quản lí tốt thì đây là nguyên do quan trọng dẫn đến suythoái môi trường. Sự phân phối thu nhập trong khu vực phân bổ không đều. Điều này tạoáp lực can đảm và mạnh mẽ so với tài nguyên vạn vật thiên nhiên. Do những người bần hàn, không vốn, không phương tiện đi lại chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai tháccùng kiệt tài nguyên vạn vật thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ. – Nhu cầu về lương thực tăng nhanh : Do việc tăng trưởng kinh tế tài chính ở những nước đang tăng trưởng đã làm tăng nhucầu về lương thực và thực phẩm, đặc biệt quan trọng là nhu yếu tiêu dùng về thịt và sữa. Hiện nay nhu yếu về thực phẩm đang chuyển từ những nước tăng trưởng sang cácnước đang tăng trưởng. Những sự biến hóa về nhu yếu lương thực của thế giớisẽ tạo nên sự khó khăn vất vả về sản xuất thực phẩm, gây ra những bất lợi về an ninhlương thực và ô nhiễm môi trường. – Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kì suy giảm : Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương thực quốc tế ( FAO ) vềtriển vọng mùa vụ và tình hình lương thực cho thấy, sản lượng lương thựctoàn cầu năm 2009 dự kiến sẽ giảm so với năm 2008. Nguyên nhân do thờitiết bất lợi làm sản lượng lương thực giảm tại hầu hết những nước sản xuất lươngthực lớn trên quốc tế. Tại những nước thu nhập thấp và bị thiếu vắng về lươngthực, Dự kiến sản lượng lương thực năm 2009 sẽ thấp hơn năm 2008. Mặtkhác, theo FAO Chi tiêu lương thực, thực phẩm tại 1 số ít nước tăng trưởng vẫn ởmức khá cao, làm giảm năng lực tiếp cận lương thực thực phẩm của nhómdân số thu nhập thấp. Khủng hoảng lương thực hiện vẫn đang tiếp nối ở 32 nước trên quốc tế [ 14 ]. – Gia tăng sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu : Nhìn chung, trên toàn quốc tế lượng phân bón hoá học và thuốc trừsâu, diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang liên tục tăng thêm, tại một số ít nơităng thêm theo Lever số nhân. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Thái Bình Dương là nơi10đã và đang có sự ngày càng tăng can đảm và mạnh mẽ về việc sử dụng thuốc trừ sâu. Trongnhững thập kỉ 80, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng tại những nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã ngày càng tăng hơn 10 % hằng năm. Lượng phân bónhoá học được sử dụng dự kiến sẽ giảm với vận tốc khoảng chừng 4,3 % hằng năm. – Gia tăng sa mạc hoá : Do con người đã khai hoang đất quá mức khiến ngày càng nhiều khuvực đương đầu với rủi ro tiềm ẩn sa mạc hoá, đặc biệt quan trọng là thời hạn gần đây, với nhữngbiến đổi không bình thường của khí hậu, nhiều khu vực gặp hạn hán triền miên khiếncho tình hình càng thêm trầm trọng. Theo như bản báo cáo giải trình về khí hậu toàncầu, gần đây hạn hán đã gây tác động ảnh hưởng đến tối thiểu 41 % diện tích quy hoạnh đất, khiếnnhững vùng đất nhanh gọn bị sa mạc hoá. Từ năm 1990 cho đến nay, nhữngbiến đổi xấu của khí hậu đã gây tác động ảnh hưởng đến diện tích quy hoạnh mặt đất từ 15 % đến25 %. Nếu như những nước trên quốc tế không tìm ra được những phương ántích cực, đến năm 2025 70 % diện tích quy hoạnh mặt phẳng của toàn cầu của tất cả chúng ta sẽ xuấthiện hiện tượng kỳ lạ khô cằn [ 15 ]. – Mất rừngDo nhu yếu dành đất đai cho sản xuất nguyên vật liệu sinh học ngày mộttăng, đặc biệt quan trọng ở những nước nhiệt đới gió mùa, nên trong những năm gần đây nhiều khurừng bị tàn phá khiến diện tích quy hoạnh rừng trên quốc tế đã thu hẹp đáng kể. Việc nàyđã gây tổn hại rất lớn cho môi trường và khí hậu toàn thế giới [ 6 ]. – Rác thải rắn cũng tăng lên : Rác thải rắn trung bình vào khoảng chừng 0,4 – 1,5 kg / người / ngày, ngày càngtăng lên đồng biến với thu nhập quốc dân. Thành phần của rác cũng thay đổitheo hướng tăng lên của bộ phận rác không hề chế biến thành phân hữu cơđược. Trong rác thải rắn có cả những chất ô nhiễm như sắt kẽm kim loại nặng, nguồndịch bệnh nguy hại. 2.2.2. Các yếu tố môi trường nông thôn Việt NamTheo hiệu quả tìm hiểu toàn nước về vệ sinh môi trường ( VSMT ) nôngthôn do bộ y tế và UNICCEF thực thi và công bố ngày 26/03/2008 cho thấyVSMT và vệ sinh cá thể còn quá kém chỉ có 18 % tổng số hộ mái ấm gia đình, 11,7 % trường học, 36,6 % trạm y tế xã, 21 % Ủy Ban Nhân Dân xã và 2,6 % khu chợ tuyến11xã có Tolet theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế ( Quyết định 08/2005 / QĐ-BYT ) ; Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn quá thấp 7,8 % khu chợ nông thôn ; 11,7 % dân cư nông thôn ; 14,2 % trạm y tế xã ; 16,1 % Ủy Ban Nhân Dân xã ; 26,4 % trường học có sử dụng nước máy ; Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng củangười dân về vệ sinh cá thể và VSMT còn hạn chế, thái độ của người dâncòn rất bàng quang về yếu tố này [ 8 ]. Vấn đề nước sạch và môi trường : Vấn đề phải kể đến về hiện tượng kỳ lạ môi trường sống của người dân ở cácvùng nông thôn Nước Ta đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch vàVSMT nông thôn. Nếu tất cả chúng ta ý niệm nước sạch chỉ đơn thuần là nướcmưa, nước giếng khoan qua giải quyết và xử lý bằng bể lọc đơn thuần chứ không phải nướcsạch được giải quyết và xử lý ở những thành phố lớn thì tỷ suất người dân nông thôn được cấpnước sạch nhất còn rất thấp. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ điều này trải qua bảngsố liệu sau : Bảng 2.1 : Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở những vùngSTT VùngTỷ lệ người dân nông thônđược cấp nước sạch ( % ) Vùng núi phía Bắc 15T rung du Bắc Bộ và Tây Nguyên 18B ắc trung Bộ và Duyên hải miềnTrung35-36Đông Nam Bộ 21 Đồng bằng Sông Hồng 33 Đồng bằng Sông Cửu Long 39 ( Nguồn : Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa ( 2004 ), chuyên đề Nông thôn Nước Ta, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, TP. Hà Nội. ) Qua bảng trên, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thấy, những người dân ở nông thôn ViệtNam đang phải hoạt động và sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng Đồngbằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ suất cao nhất cũng chỉ 39 % dân số được sửdụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15 % dân sốđược cấp nước sạch. 12T ình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, lànguyên nhân gây những bệnh như : tả, tiêu chảy, thương hàn, giun sán … Cácbệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém tăng trưởng, gây tửvong nhất là ở trẻ nhỏ. Có 88 % trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên do gây ra thực trạng ô nhiễm môi trườngvà nguồn nước ở nông thôn do những nguyên do cơ bản sau : + Đầu tiên phải kể đến thực trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhưphân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn ngập và không trấn áp được. Thuốc bảo vệ thực vật ( BVTV ) gồm : Thuốc trừ sâu ; thuốc trừ nấm ; thuốc trừ chuột ; thuốc trừ bệnh ; thuốc trừ cỏ Các loại này có đặc thù làrất độc so với mọi sinh vật ; Tồn dư lâu dài hơn trong môi trường đất – nước gâyra ô nhiễm môi trường ; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chếttất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước. Điều đáng chăm sóc là tình hình ngộ độc thực phẩm do những hóa chấtđộc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có khunh hướng tăngkhông chỉ riêng ở nông thôn mà còn cả ở những thành phố lớn sử dụng nông sảncó nguồn gốc từ nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do việc quản trị thuốc BVTVcòn nhiều chưa ổn và gặp nhiều khó khăn vất vả. Hằng năm khoảng chừng 10 % khối lượngthuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Số này rất phong phú về chủng loại, chất lượng không bảo vệ và vẫn được lưu hành trên thị trường. Thứ hai làviệc sử dụng còn tùy tiện, không tuân thủ những nhu yếu kỹ thuật theo nhãn mác, không bảo vệ thời hạn cách ly của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượnglớn thuốc BVTV còn tồn dư tại những kho thuốc cũ, đã hết thời hạn sử dụngcòn nằm rải rác tại những tỉnh thành trên cả nước. Hằng năm, nước ta sử dụngtrung bình 15.000 – 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân 1 ha gieotrồng sử dụng đến 0,4 – 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng không hài hòa và hợp lý, không tuân thủ theo đúng những pháp luật khắt khe về tiến trình sử dụngthuốc BVTV gây nhiều tai hại chính cho người sử dụng thuốc và người tiêudùng nông sản, thực phẩm có dư lượng thước BVTV, đồng thời ảnh hưởngđến môi trường sống. 13B áo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi Trường, Bộ tài nguyên và Môitrường, mỗi năm hoạt động giải trí nông nghiệp phát sinh ra khoảng chừng 9.000 tấn chấtthải nông nghiệp nguy cơ tiềm ẩn, hầu hết là thuốc BVTV, trong đó không ít loạithuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng [ 9 ]. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu nhiều bất lợi từ hoạt độngsản xuất nông nghiệp. + Do tập quán của người dân sử dụng phân chuồng tươi vào canh tác. Theo Phạm Ngọc Quế ( 2003 ), hiện tại số hộ dân ở nước ta chăn nuôigia súc gia cầm là rất tăng trưởng nhưng phương pháp chăn nuôi lỗi thời ( thảrông, làm chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lýhoặc dọn rửa chuồng xả bừa bãi vào những nguồn nước … ) đã làm cho môitrường nông thôn ngày càng ô nhiễm. Ngoài lượng phân, còn có nước tiểu, thức ăn thừa cũng chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải dochăn nuôi đưa đến. Rõ ràng nếu lượng phân này không được giải quyết và xử lý tốt chắcchắn sẽ tạo ra sự ô nhiễm đáng kể so với vệ sinh môi trường [ 8 ]. Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chấtthải rắn từ những làng nghề và hoạt động và sinh hoạt của dân cư. Hiện nay cả nước cókhoảng 1450 làng nghề, phân bổ ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất ở đồngbằng sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống lịch sử, với tổng số 472 làng nghề những loại tập trung chuyên sâu hầu hết ở những tỉnh như Hà Tây ( nay thuộc HàNội ), Tỉnh Thái Bình, Thành Phố Bắc Ninh … Trong đó có những làng nghề có quy mô nhỏ, trìnhđộ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ tiên tiến sản xuất lỗi thời chiếm phần nhiều ( trên 70 % ). Do đó đã và đang phát sinh ra nhiều yếu tố môi trường nông thôn, ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ của người dânsống trong những làng nghề [ 4 ]. Ô nhiễm không khí : Hầu hết nguyên vật liệu sử dụngtrong những làng nghề là than. Do đó lượng bụi và những lượng khí như CO, COSOvà NOthải ra trong quy trình sản xuất ở những làng nghề khá cao. Ô nhiễm môi trường đất : Chủ yếu tập trung chuyên sâu tại những làng nghề tái chếkim loại. Bên cạnh đó có khoảng chừng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày thảira 40 – 50 kg chất thải. Việc thu gom rác còn thô sơ bằng những xe kéo nên mới14thu gom được khoảng chừng 30 % chuyên chở về những nơi tập trung chuyên sâu rác. Bãi rác tạicác huyện, những chợ nông thôn chưa có cơ quan quản trị và giải pháp giải quyết và xử lý. Chủ yếu tập trung chuyên sâu để phân huỷ tự nhiên và gây những gánh nặng cho công tácbảo vệ môi trường. [ 4 ] Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắnCác loại chấtThải rắnToàn quốcNôngthônĐô thịTổng lượng phát sinh chất thải sinhhoạt ( tấn / năm ) 12.800.000 6.400.000 6.400.000 Chất thải nguy cơ tiềm ẩn từ nôngnghiệp ( tấn / năm ) 128.400 125.000 2.400 Chất thải nguy cơ tiềm ẩn từ côngnghiệp ( tấn / năm ) 2.510.000 1.740.000 770.000 Chất thải y tế lây nhiễm ( tấn / năm ) 21.000 – – Tỷ lệ thu gom trung bình theo đầungười ( kg / người / ngày ) – 71 20T ỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trungbình theo đầu người ( kg / người / ngày ) – 0,8 0,3 ( Nguồn : Theo báo cáo giải trình diễn biến môi trường Nước Ta 2004 – Chất thải rắn ) [ 2 ] Một nguyên do nữa dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng của môi trường nông thônlà do tổ chức triển khai trong nghành nghề dịch vụ VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp cácBộ ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có những chủ trương kêu gọi sự tham giađóng góp của những ngành kinh tế tài chính để cùng với người sử dụng thiết kế xây dựng côngtrình vệ sinh mà vẫn vận dụng cách tiếp cận dựa vào phân phối là chính. Vềpháp chế vẫn còn thiếu những lao lý và hướng dẫn đơn cử để hoàn toàn có thể quản trị tốttrong nghành vệ sinh môi trường. Đa số hộ chưa có Tolet đạt tiêuchuẩn, nhất là vùng núi, vùng bị ngập lụt, vùng ven biển những nơi có mật độngư dân cao. [ 8 ] Hiện trạng về VSMT nông thôn vẫn còn nhiều yếu tố bức xúc. Chấtlượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấmsâu dưới mặt đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do15con người trong hoạt động giải trí sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng công nghiệp côngnghiệp chế biến những mẫu sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thảisinh hoạt những khu vực phân bổ dân cư. Ngoài những nguyên do trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thìnguyên nhân cơ bản khác là do nhận thức, ý thức BVMT của người dân sinhsống ở nông thôn là chưa cao. Người dân nông thôn vốn lâu nay còn phảiquan tâm nhiều hơn đến đời sống, khi đời sống chưa thực sự bảo vệ thìviệc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sảnxuất ; việc xả nước, rác thải ; sử dụng nước không bảo vệ vệ sinh, việc đầu tưcác khu công trình ship hàng đời sống và sức khỏe thể chất ( bể nước, cống rãnh thoát nước, Tolet … ), việc tham gia vào công tác làm việc vệ sinh môi trường hội đồng … sẽrất hạn chế. [ 9 ] 2.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái NguyênTheo “ Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, tiến trình 2011 – năm ngoái ” [ 10 ] thì 1 số ít nét khái quát về tình hình những yếu tố môi trường cấpbách cần ưu tiên xử lý ở tỉnh Thái Nguyên như sau : * Các yếu tố về chất thải rắn – Về chất thải hoạt động và sinh hoạt : Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng chất thải rắn hoạt động và sinh hoạt trong toàn tỉnhkhoảng 404 tấn / ngày, đã thu gom khoảng chừng 36 %. Ở những huyện còn khá thông dụng thực trạng rác thải hoạt động và sinh hoạt đổ thải bừabãi tại những chân cầu, suối, ven đường giao thông vận tải và những nơi công cộng. Chấtthải y tế được thu gom và giải quyết và xử lý hợp vệ sinh còn thấp đạt 49 %. Ở những bệnhviện tuyến huyện hầu hết còn chôn lấp bằng tay thủ công. – Về chất thải công nghiệp và chất thải nguy cơ tiềm ẩn : Một phần chất thải công nghiệp đã được phân loại để tận thu, tái chế, giải quyết và xử lý, còn hầu hết chất thải công nghiệp được đổ thải trong những bãi thải củanhà máy, nhưng hầu hết những bãi thải không được thiết kế xây dựng, quản trị đảm bảovệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu vực, hoặc đổthải bừa bãi hoặc được tận dụng để san lập mặt phẳng. Chất thải thiết kế xây dựng chưa16được thu gom và quản trị, một phần được tận dụng để san lấp mặt phẳng, mộtphần đang đổ thải bừa bãi. Chất thải công nghiệp nguy cơ tiềm ẩn trong bước đầu đã được những chủ nguồn thảithu gom, phân loại và quản trị theo pháp luật, nhưng chưa triệt để, vẫn còn tìnhtrạng đổ thải và bán chất thải nguy cơ tiềm ẩn không theo lao lý. * Bảo vệ và cải tổ môi trường nông nghiệp nông thônÔ nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở những khu vực công nghiệp và đôthị mà còn ở những vùng nông thôn, khoảng chừng 80 % diện tích quy hoạnh của tỉnh là khu vựcnông thôn, đồng thời phần đông những khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sởsản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai thác tài nguyên nằm trong hoặc cận kềkhu vực nông thôn. Hơn hơn nữa với tiềm năng phấn đấu đến năm 2020 giá trịsản xuất trồng trọt đạt trên 50 triệu đồng / ha canh tác ; cơ cấu tổ chức giá trị sản xuấtngành trồng trọt 33-34 %, chăn nuôi chiếm 46-47 %, lâm nghiệp 6-7 %, thủysản 7,5 – 8 %, dịch vụ nông-lâm-thủy sản 6,5 – 7 % và từng bước hình thành cácvùng sản xuất nông-lâm-sản sản phẩm & hàng hóa tập trung chuyên sâu gắn với công nghiệp chế biếnvà tiêu thụ như vùng cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, vùng chè, vùng rau sạch, vùng lúathâm canh …, những vùng sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn tỉnh TháiNguyên sẽ liên tục bị sức ép từ nước thải của chất thải chăn nuôi và dư lượngphân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Thực tế, việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nôngnghiệp chưa được trấn áp hữu hiệu đã dẫn đến chất lượng môi trường đất, nước đang đứng trước rủi ro tiềm ẩn bị ô nhiễm nếu không có giải pháp khắc phục. Tốc độ đô thị hóa nhanh đang ngày càng thu hẹp diện tích quy hoạnh đất nôngnghiệp, tạo sức ép về sản lượng cho ngành nông nghiệp, ngày càng tăng chất thải đôthị và 1 số ít vùng nông thôn phải gánh chịu hậu quả. Hiện nay việc quản trị, giải quyết và xử lý chất thải rắn hoạt động và sinh hoạt ở nông thôn Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn vất vả docòn thiếu những khu giải quyết và xử lý chất thải rắn phân phối được tiêu chuẩn giải quyết và xử lý. Số lượngcác bãi rác đạt tiêu chuẩn còn ít, rác thải hầu hết được đổ lộ thiên và chưa cóbiện pháp giải quyết và xử lý nước rỉ rác ; nước thải từ những chợ và những rác thải hữu cơ là môitrường thuận tiện cho việc phát tán những dịch bệnh nguy khốn. Chăn nuôi, vệsinh chuồng trại, vệ sinh hộ mái ấm gia đình nông thôn chưa có sự chăm sóc đúngmức đến bảo vệ môi trường dẫn đến môi trường nước và không khí bị ảnh17hưởng, đặc biệt quan trọng là chất thải chăn nuôi và mùi xung quanh những chuồng trạichăn nuôi. Tại những trang trại chăn nuôi quy mô lớn yếu tố ô nhiễm môi trườngkhông khí xung quanh vẫn chưa có giải pháp giảm thiểu hiệu suất cao. Tình trạng chặt phá rừng đã gây xói mòn, giảm chất lượng đất ; xuấthiện thuận tiện những hiện tượng kỳ lạ lũ ống, lũ quét, lụt lội khi có mưa lớn, gây thiệthại về kinh tế tài chính, suy giảm chất lượng môi trường và tăng rủi ro tiềm ẩn lây lan dịchbệnh. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được quan tâmnhiều năm nay, nhưng những khu công trình phân phối nước nhỏ lẻ do những hộ gia đìnhhoặc cụm dân cư tự quản lý khai thác không thuận tiện cho việc giám sát quảnlý chất lượng nước. Gần đây, số lượng làng nghề có khuynh hướng ngày càng tăng với nhiều loại hìnhsản xuất nhưng hầu hết công nghệ tiên tiến và kỹ thuật vận dụng lỗi thời, hiệu suất cao sửdụng nguyên nguyên vật liệu thấp, việc góp vốn đầu tư cho kiến thiết xây dựng những mạng lưới hệ thống xử lýnước thải, khí thải hầu hết chưa được chăm sóc. Ý thức và nhận thức củangười dân về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe thể chất còn hạn chế, cần đượcnâng cao hơn nữa. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tác động môi trường do hoạt động giải trí khaithác, chế biến tài nguyên, sản xuất tại những khu, cụm công nghiệp cũng là cácyếu tố gây áp lực đè nén ô nhiễm tới môi trường vùng nông nghiệp nông thôn. * Bảo vệ đa dạng sinh họcTheo những tài liệu và những dấu tích còn lại, cho thấy phần đông diện tích quy hoạnh đồinúi của Thái Nguyên trước kia là những thảm rừng dầy, nhưng do nhu cầuphát triển và việc khai thác không hài hòa và hợp lý, cùng với việc săn bắn, luân chuyển, kinh doanh và sử dụng phạm pháp Tài nguyên và đặc biệt quan trọng là Động Thực vậtHoang dã, nhiều khu rừng đã bị khai thác kiệt quệ, biến thành nương rẫy hoặckhai trường, lớp phủ thực vật đã suy giảm cả về diện tích quy hoạnh và sinh khối, ảnhhưởng tới sự đa dạng sinh học, suy thoái và khủng hoảng môi trường và tăng trưởng kinh tế tài chính xãhội của tỉnh. Hiện nay diện tích quy hoạnh rừng tự nhiên còn lại không nhiều và chủ yếulà rừng nghèo. Bên cạnh đó, những yếu tố ảnh hưởng tác động khác như : quy đổi mục tiêu sửdụng đất, khai thác và sử dụng thiếu bền vững và kiên cố tài nguyên sinh học, ô nhiễmmôi trường do những nguồn thải, cháy rừng, thiên tai cũng gây tác động ảnh hưởng vàlàm suy giảm tính đa dạng sinh học và phá vỡ cảnh sắc, … 18 * Ứng phó với biến hóa khí hậuBiến đổi khí hậu thực sự là một trong những thử thách lớn nhất đối vớinhân loại trong thế kỷ 21. Các yếu tố của biến hóa khí hậu phải được giảiquyết mang toàn thế giới bằng những chương trình, kế hoạch, kế hoạch hành độngđể ứng phó với biến hóa khí hậu, thích ứng với biến hóa khí hậu, như : điềuchỉnh mạng lưới hệ thống tự nhiên hoặc con người so với thực trạng hoặc môi trườngthay đổi, nhằm mục đích giảm sự tổn thương so với xê dịch và đổi khác khí hậu hiệnhữu hoặc tiềm tàng và tận dụng những thời cơ do nó mang lại ( như việc sốngchung với lũ ) ; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bằng những hoạt động giải trí giảm sựphát sinh, phát thải những khí cacbonic, mêtan trong sản xuất và hoạt động và sinh hoạt ). Để ứng phó với biến hóa khí hậu, nhà nước ta cũng đã tiến hành nhiềuchương trình, kế hoạch hành vi ứng phó với biến hóa khí hậu ; ban hànhnhiều chủ trương, thông tư nghị quyết, chỉ huy những cấp, những ngành, những địaphương kiến thiết xây dựng kế hoạch ứng phó với đổi khác khí hậu. Theo đó, lúc bấy giờ tỉnh Thái Nguyên cũng đang thiết kế xây dựng “ Kế hoạchhành động ứng phó với biến hóa khí hậu trên địa phận tỉnh ”. Nội dung kế hoạchsẽ chỉ rõ những trách nhiệm trọng tâm, cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của những cấp, cácngành trong việc ứng phó với biến hóa khí hậu. Các yếu tố môi trường cấp bách tại huyện Định Hóa lúc bấy giờ : Các yếu tố môi trường của huyện luôn nằm trong mạng lưới hệ thống động vàluôn dịch chuyển theo xu thế tăng trưởng của huyện, gồm những yếu tố sau : + Môi trường nông thôn và nông nghiệp : tình hình vệ sinh môi trườngnông thôn ( nước sạch, chuồng trại, khu công trình vệ sinh … ), tình hình sử dụngphân bón và thuốc bảo vệ thực vật. + Môi trường tiểu công nghiệp : Vấn đề nước thải, chất thải rắn và chấtthải nguy cơ tiềm ẩn ; yếu tố giải quyết và xử lý nước thải và chất thải bệnh viện. + Ô nhiễm môi trường, lãnh phí tài nguyên trong việc quản trị, khaithác những dạng tài nguyên : Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên đadạng sinh học, tài nguyên tài nguyên … + Vấn đề bảo tồn và tăng trưởng du lịch tại những khu di tích lịch sử lịch sử dân tộc mộtcách vững chắc .

You may also like

Để lại bình luận