Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi – Chủ đề: Ngành nghề – Đánh giá cuối chủ đề – https://tronbokienthuc.com

Bởi tronbokienthuc

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi – Chủ đề: Ngành nghề – Đánh giá cuối chủ đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
Trường mầm non TTHHN. Lớp lá 3
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
Thời gian thực hiện từ 16 /03 -> 03 / 04 / 2015.
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ.
CÁC MỤC TIÊU MÀ TRẺ THỰC HIỆN TỐT.
+ Phát triển thể chất: 91%
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng lườn chân.
- Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng. Bắt được bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào ngực.
- Trẻ biết đi đổi hướng theo hiệu lệnh
- Trẻ biết được thăng bằng khi thực hiện vận động
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
Nói được tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản: Rau nấu canh.Thịt để luộc, rán, kho. Gạo để nấu cơm, nấu cháo, làm bún, bột 
* Dinh dưỡng:
Kể tên một số bữa ăn cần có trong cuộc sống hằng ngày
+ Phát triển nhận thức: 81,7%
- Trẻ kể được tên một số nghề phổ biến nơi trẻ sống, sản phẩm của nghề, công cụ của nghề đó.
 - Trẻ biết tên gọi, công cụ, sản phẩm, hoạt động và ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống
- Trẻ biết về công dụng và chất liệu của các đồ dùng, nhận ra đặc điểm chung về công dụng chất liệu, sắp xếp những đó vào một nhóm.
- Đếm theo đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Sử dụng dụng cụ đo, đếm và nói kết quả.
+ Phát triển ngôn ngữ: 89,18%
- Trẻ đọc biểu cảm các bài thơ ca dao đồng dao.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể.
- Nhận dạng được các chữ cái : P, Q, G.
- Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi và trong hoạt động.
Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại 
+ Phát triển tình cảm xã hội: 94,5%
- Có ít nhất 2 bạn cùng chơi với nhau.
 - Biết xếp hàng, chờ đến lược, không đẩy tranh giàng suất của bạn khác.
- Lắng nghe ý kiến của người khác, dùng lời nói cử chỉ, lịch sự, lễ phép.
+ Phát triển thẩm mỹ: 80,1%
- Lựa chọn phối hợp các các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo sản phẩm.
- Trẻ biết nói lên ý tưởng của mình: Đặt tên cho sản phẩm, hỏi về sản phẩm.
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo ra các sản phẩm.
- Trẻ biết phối hợp kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu lời ca của bài hát.
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.
- Trẻ biết lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát.
* Mục tiêu trẻ chưa thực hiện được và chưa phù hợp và lý do.
Không có.
Mục tiêu 1: Chưa đạt 8.82% chưa đạt 3 cháu
Mục tiêu 2: Chưa đạt 11.7% chưa dạt 4 cháu
Mục tiêu 3: Chưa đạt 14.7 % chưa đạt 5
Mục tiêu 4: Chưa đạt 17.6% chua dạt 6
Mục tiêu 5: Chưa đạt 23.52% chưa đạt 8 
III. NHỮNG TRẺ CHƯA THỰC HIỆN ĐƯỢC VÀ LÝ DO:
Mục tiêu 1:
 Về thể chất : trẻ chưa thực hiện được vận động đi đập và bắt bóng bằng 2 tay ( Khoa, Đăng, Vũ)
 Lý do: Trẻ chưa chú ý xem cô thực hiện .
2. Mục tiêu 2: 
 - Về nhận thức: Trẻ chưa tách nhóm và đếm trong phạm vi 10, và đo (Đằng, Hoàng, Trang, Hoài An)
 - Lý do: chưa chú ý xem cô hướng dẫn và thực hiện.
 + Trẻ nghỉ học nhiều do bệnh.
 + Trẻ chưa chú ý khi học.
3. Mục tiêu 3: 
 Về phát triển ngôn ngữ: trẻ phát âm còn sai và chưa thuộc thơ ( Như Ý, Khoa, Mi, Minh, Đăng )
 Lý do: Trẻ còn nói ngọng và chưa chú ý khi học.
4.Mục tiêu 4:
 - Về tình cảm- xã hội: Cháu còn dành đồ chơi với bạn và chưa biết giữ vệ sinh chung, chưa biết chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm sử dụng đồ dùng đồ chơi với người gần gũi (Vũ, Thắng, Toàn, Đăng, Khoa, P.An)
 Lý do: Trẻ chưa có nề nếp và chưa đoàn kết với bạn.
 5. Mục tiêu 5: 
 - Về thẩm mỹ: Trẻ vẽ chưa đẹp, chưa hát đúng giai điệu bài hát trẻ em ( My, Như, Toàn, Hoàng, Khoa, Nhựt, Đăng, Diễm)
 Lý do: trẻ không có năng khiếu về vẽ và hát.
IV. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ: 
 1. Các nội dung đã thực hiện tốt: 
 Các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động góc.
 2. Các nội dung chưa thực hiện được: 
 Giờ ngủ cháu còn ồn.
 Giờ học cháu còn lo ra.
	Giờ ăn cháu còn nói chuyện, khả năng tự phục vụ của trẻ còn kém.
 3. Các kĩ năng mà trên 30% cháu chưa thực hiện được:
 Không có. 
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ
 1. Hoạt động học:
 - Trẻ hứng thú và tham gia tích cực như: giờ học phát triển thẩm mỹ( hát), văn học.
 - Một số chủ đề không gây ra được hứng thú cho trẻ: môi trường xung Quanh, thể dục.
 2. Tổ chức hoạt động trong lớp: 
 - Gồm có tám góc chơi: Góc xây dựng, Góc phân vai, Góc nghệ thuật,góc âm nhạc, góc trò choi dân gian, góc văn hóa địa phương, Góc học tập, góc khám phá khoa học.
 - Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình, biết rủ bạn cùng chơi biết chơi cùng bạn, biết thu dọn đồ chơi khi chơi xong.
 3. Hoạt động ngoài trời:
 - Số lượng buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức: 20/20 buổi chơi.
 - Có nhiều đồ chơi có sẳn ở ngoài trời.đồ chơi cô tự làm như chong chóng, cá bằng giấy, dây thun, hột hạt thắt bằng ống hút.
 - Đồ dùng, đồ chơi phù hợp và an toàn cho trẻ.
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời.
 4. Những vấn dề cần lưu ý:
 - Về sức khỏe: trẻ ăn còn ít và hay bệnh: Hân,Yến Trang.
 - Vài trẻ chưa có nề nếp: Khoa, Đăng, Vũ, Hoài An, Phước An.
 - Cháu còn nói chuyện trong giờ học:, Lợi, Phú, Kỳ, Hải.
* Lưu ý để triển khai chủ đề sau tốt hơn:
 - Rèn thêm cho trẻ về những mặt trẻ còn yếu vào các giờ hoạt động khác.
 - Quan tâm nhiều hơn những trẻ có sức khỏe kém, trẻ ăn châm….
 - Giáo dục thêm nề nếp cho trẻ.
Duyệt BGH TTXEM GVCN
Nguyễn Thị Cẩm Hồng nguyễn Thị Xuân Mai Nguyễn Thị Hồng Nhung

You may also like

Để lại bình luận